Kính cường lực ngày càng trở thành một trong những loại kính quen thuộc với mỗi người chúng ta. Kính cường lực giúp chịu nhiệt, chống va đập tốt vì thế loại kính này được ưa chuộng trong nhiều công trình. Nhưng kính cường lực là gì? Các loại kính cường lực & Cách phân biệt kính cường lực như thế nào cùng Fika tìm hiểu nhé!
- Curtain Wall là gì? Lợi ích của Curtain Wall trong xây dựng
- Top 5 cách chống nắng nóng cho căn hộ chung cư có ban công hướng Tây
I. Kính cường lực là gì?
Kính cường lực là loại kính được thiết kế các liên kết siêu vi tạo nên khả năng chịu nhiệt tốt (kính cường lực bị biến đổi khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ đạt 3000 độ). Khả năng chịu va đập tốt (Gấp 5 lần so với kính bình thường cùng kích cỡ).
Kính cường lực thường dùng để làm vách ngăn cho các công trình kiến trúc, vách ngăn nhà tắm, cửa thuỷ lực, kính mái.. Kính cường lực giúp đem đến không gian thoải mái, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng nhưng vẫn an toàn.
II. Các loại kính cường lực phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
1. Kính cường lực hoàn toàn
Đây là loại kính được thiết kế theo quy trình hiện đại, tôi nhiệt với nhiệt độ 650 đến 700 độ. Kính cường lực hoàn toàn cứng gấp 4 – 5 lần kính thường, chống va đập và chịu nhiệt tốt. Các mạnh vụn của kính khi bị vỡ không có cạnh nhọn an toàn với người dùng.
2. Kính bán cường lực
Cùng phương thức để tạo ra kính cường lực hoàn toàn những phần gia nhiệt và làm lạnh khi tạo ra kính bán cường lực được tách ra 2 phân đoạn.
Kính bán cường lực có độ cứng bằng 1/2 kính cường lực hoàn toàn. Khi bị vỡ kính bán cường lực tạo thành những đường sóng từ tâm lực chứ k vỡ nhọn như kính thường.
III. Cách phân biệt kính cường lực dựa trên cấu tạo
a. Sản xuất:
- Kính cường lực: Là loại kính được tôi ở nhiệt độ 700 độ C. Sau đó làm lạnh đột ngột để tạo sức căng cho bề mặt và cấu trúc phân tử giúp tăng khả năng chịu nhiệt, độ cứng, chống va đập.
- Kính bán cường lực: Cũng được tôi ở nhiệt độ 700 độ C, nhưng quy trình làm nguội lâu hơn, khả năng chống va đập giảm.
b. Độ cứng
- Kính cường lực hoàn toàn: độ cứng gấp 4 – 5 lần so với các loại kính bình thường cùng kích thước.
- Kính bán cường lực: Độ cứng = 1/2 lần kính cường lực hoàn toàn, gấp 2-3 lần các loại kính thường cùng kích thước.
c. Mãnh vỡ
- Kính cường lực toàn phần: Khi chịu va đập đặc biệt là ở góc kính sẽ vỡ ra thành từng mảnh nhỏ hạt lựu không sắc nhọn, không gây nguy hiểm.
- Kính bán cường lực: Khi chịu va đập kính sẽ xuất hiện những vết nước hình sóng, bắt đầu từ tâm va đập. Không sắc nhọn, không gây nguy hiểm.
d. Khả năng chịu nhiệt
- Kính cường lực toàn phần: Chịu được nhiệt độ 1500 độ C và bị biến dạng ở 3000 độ C.
- Kính bán cường lực: Chịu được nhiệt độ ở 300 độ C.
IV. Cách phân loại kính cường lực và kính thường dựa trên cấu tạo
a. Độ phẳng
Trên bề mặt của kính cường lực sẽ không có độ phẳng như các loại kính thường khác. Vì thế chỉ cần nhìn nghiêng tấm kính hoặc dùng tay sờ trên mặt kính sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
b. Mảnh vỡ
Kính thường khi bị va đập sẽ tạo ra những mảnh vỡ nhọn, sắc gây thương tích khi đụng vào. Nhưng kính cường lực sẽ vỡ ra những hạt kích thước bằng hạt lựu và không sắc nhọn.
c. Nhãn mác
Những tấm kính cường lực thường in địa chỉ công ty ở góc để nhận định rõ nơi sản xuất còn kính thường thường không có.
d. Độ cứng của kính
Kính cường lực có độ cứng cao, mức liên kết của kính cường lực cao hơn kính thường. Vì thế khi gõ vào kính sẽ phát ra âm thanh đanh, vang hơn so với kính thường.
e. Khả năng biến đổi bề mặt
Kính cường lực được làm tôi ở nhiệt độ cao. Khi đã được làm tôi kính cường lực không thể cắt, gọt, hoặc thay đổi cấu trúc. Kính thường có thể cắt thành nhiều mảnh, thậm chí có thể khoan và đục lỗ.
Kính cường lực hiện nay là một trong những loạ kính được nhiều công trình lựa chọn. Hy vọng rằng qua bài viết của Fika sẽ giúp bạn biết được kính cường lực là gì? Các loại kính cường lực & Cách phân biệt kính cường lực dựa trên cấu tạo như thế nào để dễ dàng lựa chọn loại kính phù hợp với công trình thi công nhất.
Để tăng cường tính chống nắng, chống ltia UV của kính cường lực. Bạn có thể gia cố thêm một lớp phim cách nhiệt giúp ngăn 98% tia UV gây hại, 89% sức nóng của mặt trời và bảo vệ kính tốt hơn.
- Tham khảo thêm: Cách bảo vệ kính, chống tia UV bằng phim cách nhiệt
Bài viết rất bổ ích !
Fika chân thành cảm ơn đánh giá tích cực của bạn!